Đang truy cập: 28
Hôm nay: 2,161
Hôm qua: 2,111
Tháng hiện tại: 47,629
Tháng trước: 50,915
Tổng lượt truy cập: 1,592,561
- Đang truy cập28
- Hôm nay2,161
- Tháng hiện tại47,629
- Tổng lượt truy cập1,592,561
I. Nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã
1. Nhiệm vụ quyền hạn
đ) Ủy quyền cho các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
2. Phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Chủ tịch UBND
Phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách lĩnh vực kinh tế: ngoài việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 122 của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, nhiệm vụ, quyền hạn do Chủ tịch UBND xã phân công và phải chịu trách nhiệm cá nhân về công tác của mình trước pháp luật, trước HĐND xã, Uỷ ban nhân dân xã và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã trong các lĩnh vực sau: đất đai, môi trường, nông – lâm – thủy sản, các nguồn thu ngân sách, bộ phận một cửa, nông thôn mới… phụ trách chỉ đạo các bộ phận chuyên môn hoàn thành các báo cáo tháng, quý, năm về lĩnh vực KT-XH, QP-AN trên địa bàn.
Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách lĩnh vực văn hóa – xã hội: ngoài việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 122 của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, nhiệm vụ, quyền hạn do Chủ tịch UBND xã phân công và phải chịu trách nhiệm cá nhân về công tác của mình trước pháp luật, trước HĐND xã, Uỷ ban nhân dân xã và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã trong các lĩnh vực sau: Thương binh xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, đài truyền thanh, y tế, giáo dục…. phụ trách chỉ đạo các bộ phận chuyên môn hoàn thành các báo cáo tháng, quý, năm về lĩnh vực KT-XH, QP-AN trên địa bàn.
Trong phạm vi công việc được phân công, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có nhiệm vụ và quyền hạn:
Phó Chủ tịch UBND ngoài việc thực hiện trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc đã nêu tại khoản 1, 2 và 3 Điều này còn được Chủ tịch ủy quyền lãnh đạo công việc của Ủy ban nhân dân xã khi Chủ tịch đi vắng và có ủy quyền.
Hằng tuần, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã tổng hợp tình hình công việc mình phụ trách báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã tại cuộc họp giao ban của Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã. Trong chỉ đạo điều hành, nếu có vấn đề liên quan hoặc phát sinh ngoài kế hoạch, những vấn đề chưa được quy định, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã chủ động đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định.
II. Phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Ủy viên Ủy ban nhân dân
Được Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công phụ trách lĩnh vực cụ thể và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ được giao; cùng các thành viên khác của Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân; báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân khi được yêu cầu.
Ủy viên Ủy ban nhân dân là người đứng đầu bộ phận chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cơ quan quản lý nhà nước cấp trên về ngành, lĩnh vực.
Tham dự đầy đủ các phiên họp Ủy ban nhân dân; thảo luận và biểu quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân.
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của công chức xã
Ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định số 33/2023/NĐ- CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ, công chức xã còn có trách nhiệm:
Giúp Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở xã, bảo đảm sự thống nhất quản lý theo lĩnh vực chuyên môn; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã và cơ quan chuyên môn cấp huyện về lĩnh vực được phân công.
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động giải quyết công việc được giao, sâu sát công việc, tận tụy phục vụ nhân dân, không gây khó khăn, phiền hà với nhân dân. Nếu vấn đề giải quyết vượt quá thẩm quyền, phải kịp thời báo cáo Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch phụ trách để xin ý kiến.
Tuân thủ quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân xã, chấp hành sự phân công công tác của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; giải quyết kịp thời công việc theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, không để tồn đọng, ùn tắc; chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật và nội quy cơ quan.
Không chuyển công việc thuộc phạm vi trách nhiệm cá nhân lên Chủ tịch, Phó Chủ tịch hoặc tự ý chuyển cho cán bộ, công chức khác; không tự ý giải quyết các công việc thuộc trách nhiệm của cán bộ, công chức khác; trong trường hợp nội dung công việc có liên quan đến cán bộ, công chức khác thì phải chủ động phối hợp và kịp thời báo cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch xử lý.
Chịu trách nhiệm bảo quản, giữ gìn hồ sơ tài liệu, dữ liệu liên quan đến công tác chuyên môn; tổ chức sắp xếp, lưu trữ tài liệu có hệ thống phục vụ cho công tác lâu dài của Ủy ban nhân dân xã; thực hiện chế độ báo cáo bảo đảm kịp thời, chính xác tình hình về lĩnh vực công việc mình phụ trách theo quy định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của người hoạt động không chuyên trách xã, Trưởng thôn
Người hoạt động không chuyên trách xã bao gồm các chức danh và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo quy định tại Nghị quyết số 38/2023/NQ – HĐND ngày 09/12/2023 của HĐND Tỉnh Phú Yên; Quyết định số 59/2014/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Phú Yên về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ tuyển dụng, điều động, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, chế độ, chính sách và quản lý những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Phú Yên và các nhiệm vụ được quy định tại Điều 4 quy chế này.
Trưởng thôn chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã về mọi mặt hoạt động của thôn; tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ công tác trên địa bàn; thường xuyên báo cáo tình hình công việc với Chủ tịch, Phó Chủ tịch phụ trách; đề xuất giải quyết kịp thời những kiến nghị của công dân, tổ chức.
Đang truy cập: 28
Hôm nay: 2,161
Hôm qua: 2,111
Tháng hiện tại: 47,629
Tháng trước: 50,915
Tổng lượt truy cập: 1,592,561