Đang truy cập: 23
Hôm nay: 1,971
Hôm qua: 2,111
Tháng hiện tại: 47,439
Tháng trước: 50,915
Tổng lượt truy cập: 1,592,371
- Đang truy cập23
- Hôm nay1,971
- Tháng hiện tại47,439
- Tổng lượt truy cập1,592,371
Xã Hòa Tân Tây là xã nằm về phía Đông của huyện Tây Hoà, cách trung tâm huyện lỵ 02km và cách trung tâm thành phố Tuy Hòa khoảng 20km. Dân số hiện có 8.399 nhân khẩu với 2.626 hộ, chia thành 04 thôn ( gồm Thôn Hội Cư, Thôn Xuân Thạnh 1, Thôn Phú Khánh, Thôn Xuân Thạnh 2); diện tích tự nhiên toàn xã là 1.622,38 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 932,22 ha, diện tích rừng là 484,08ha, 80% dân số sống bằng nghề nông. Là một xã thuần nông, đa số Nhân dân sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp.
Xã Hòa Tân Tây có 02 di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh đó là Trận Chiến Đấu Chống Càn xã Hòa Tân và Nhà Thờ Lê Trung Lập;
Nhà thờ Lê Trung Lập là chứng tích vật chất liên quan đến nhân vật lịch sử Lê Trung Lập, người đã có công lao to lớn trong việc di dân, lập ấp, tạo ra nhiều tụ điểm dân cư và mở mang diện tích canh tác ở vùng đồng bằng Tuy Hòa vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Nhân vật lịch sử Lê Trung Lập lúc nhỏ có tên là Lê Trung Vĩnh, sinh năm Giáp Thìn 1844, tại thôn Hội Cư, tổng Hòa Lạc, huyện Tuy Hòa (nay là thôn Hội Cư, xã Hòa Tân Tây, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên). Ông xuất thân trong một gia tộc đã qua nhiều đời định cư tại địa phương và có một nền kinh tế khá vững chắc. Thời trẻ, ông có học chữ nho nhưng không theo con đường khoa cử, mà lấy việc khai khẩn mở mang đất đai, phát triển sản xuất, tạo điều kiện cho những người nghèo khổ ổn định cuộc sống làm con đường tạo lập cơ nghiệp.
Từ khi khởi nghiệp, Lê Trung Lập theo phụ giúp cho ông Trần Lãng mộ dân khẩn hoang nhiều vùng thuộc các tổng Hòa Mỹ và Sơn Lạc. Đến năm Tự Đức thứ 36 (1883), Lê Trung Lập được quan Bố chính tỉnh Phú Yến cấp bằng Quản mộ. Ông tự xuất tiền nhà, chiêu mộ và tổ chức dân chúng, phần lớn là những người không có đất đai, sản nghiệp, những lưu dân phiêu bạt từ nhiều phương, tiến hành khai khẩn những vùng đất dọc chân núi tại dẫy núi phía nam của phủ Tuy Hòa (nay gọi là dãy đèo Cả), đây là những vùng đất hoang vu, đầm lầy, nhiều thú dữ,... mà những người đi trước chưa khai phá được. Năm Thành Thái thứ 8, (1896), Lê Trung Lập được bổ nhiệm làm Chánh tổng Tuy Lộc, sau là tổng Hòa Lộc với 8 thôn, năm 1899 ông thiết lập thêm thôn Hội Khánh, nhập vào tổng Hòa Lạc và đưa gia đình về đây sinh sống, phát triển thêm chi phái họ Lê tại thôn này. Thôn Hội khánh sau sáp nhập với các thôn Phú Quý, Phú Lạc lấy tên là thôn Phú Khánh, đây chính là thôn Phú Khánh ngày nay.
Để ghi nhận và biểu dương người có công trong việc thực hiện chính sách khẩn hoang, năm Khải Định thứ 4 (1919), Lê Trung Lập được Triều đình thưởng thụ Chánh Bát phẩm văn giai. Ông qua đời vào ngày 14/7 năm Kỷ Mùi (1919), đến năm Khỉa Định thứ 9 (1924), ông được triều đình ban sắc phong Khai canh chi thần. Sau khi ông qua đời, ông được Nhân dân thôn Hội Khánh và các thôn trong tổng Hòa Lộc tôn ông là tiền hiền khai khẩn.
Địa điểm diễn ra trận Chiến đấu Chống càn xã Hòa Tân năm 1967, là nơi ngăn chặn và đánh tan âm mưu của địch sử dụng "vòng vây ba tròng” gồm bộ binh, xe tăng và mìn tiến vào hai thôn Xuân Thạnh, Hội Cư (xã Hòa Tân, huyện Tuy Hòa) - nay thuộc xã Hòa Tân Tây (huyện Tây Hòa) và Hòa Tân Đông (huyện Đông Hòa) để tấn công lực lượng của quân và dân ta trong 3 ngày 19, 20 và rạng sáng 22/9/1967 .
Qua hơn 10 ngày đêm chiến đấu ròng rã, với tinh thần anh dũng, kiên cường, quân và dân ta đã tiêu diệt được 215 tên địch (trong đó có 2 cố vấn Mỹ), bắn cháy 2 xe M113 và 1 trực thăng. Trong trận chống càn này đã có 94 đồng chí là cán bộ, chiến sỹ, dân quân du kích của ta hy sinh. Đó là 01 niềm tự hào của xã nhà./.
Đang truy cập: 23
Hôm nay: 1,971
Hôm qua: 2,111
Tháng hiện tại: 47,439
Tháng trước: 50,915
Tổng lượt truy cập: 1,592,371